Cá chạch lửa (Cá chạch đỏ) là loài cá “độc lạ” đang được nhiều anh em chơi cá cảnh săn đón trong thời gian gần đây.
Liệu Cá chạch lửa có dễ chăm sóc? Bạn cần chuẩn bị những gì để có thể nuôi Cá chạch đỏ. Hãy cùng Pets Town tìm hiểu nhé.
Tổng quan về loài Cá chạch lửa
- Tên gọi khác: Cá chạch đỏ, Cá chạch lấu đỏ, Lươn lửa, Cá hỏa long,…
- Tên tiếng Anh: Fire eel.
- Tên khoa học: Mastacembelus erythrotaenia.
- Nguồn gốc: Đông Nam Á.
- Kích thước trưởng thành: có thể lên đến 1 mét.
- Tuổi thọ: >10 năm.
Môi trường sống của Cá chạch lửa
Trong tự nhiên, Cá chạch lửa thường được tìm thấy ở các vùng nước ngọt của Indonesia, Lào, Việt Nam, Campuchia, Pakistan, Miến Điện, Thái Lan, Malaysia và các khác thuộc khu vực Đông Nam Á.
Bởi “sở thích” ẩn mình dưới các lớp bùn đất, Cá chạch lửa thường sống ở tầng đáy sông, hồ,… nơi có nhiều bùn và dòng nước chảy chậm.
Đặc điểm của Cá chạch lửa
Cá chạch lửa có thân hình thon dài, được bao phủ bởi một lớp vảy nhỏ li ti. Cá chạch đỏ sỡ hữu đôi mắt khá to, gần viền trước của mắt cá có 2 lỗ nhỏ được gọi là lỗ mũi sau.
Khi tìm kiếm thức ăn, Cá chạch lửa sẽ sử dụng phần thịt “dư” giống như râu để thăm dò, tìm kiếm thức ăn. Ở chóp râu, hình thành hai lỗ mũi hình ống. Do đặc thù này, Cá chạch đỏ được xếp vào họ Mastacembelidae.
Cá chạch lửa có bàng quang cũng như đuôi và vây ngực phát triển tốt. Mặt lưng được chia thành hai phần. Cả vây hậu môn và vây lưng đều hẹp và dài đến gần vây đuôi.
Bên cạnh đó, Cá chạch đỏ không có vây bụng. Màu sắc chủ đạo là màu nâu sẫm. Có bốn sọc bên màu đỏ tươi hoặc màu cam dọc theo cơ thể, chúng thường bao gồm các đốm và đường nhỏ.
Cường độ màu của các đốm thay đổi tùy theo độ tuổi và điều kiện môi trường xung quanh. Thông trường, vây hậu môn, vây lưng và vây ngực có viền màu đỏ.
Trong tự nhiên, Cá chạch lửa có thể đạt tới 1 mét khi trưởng thành, nhưng trong điều kiện nuôi cảnh, chúng chỉ đạt chiều dài tối đa khoảng 0,5 mét.
Hành vi và tính cách của Cá chạch lửa
Cá chạch lửa có tính cách khá trầm tĩnh, chúng dành phần lớn thời gian chôn mình dưới lòng sông và chỉ để lộ mỏ. Tuy nhiên, chúng lại gây không ít rắc rối cho người chơi cá cảnh bởi lớp gai “ẩn” trên lưng mình.
Khi bị bắt giữ, Cá chạch đỏ sẽ cố gắng trốn thoát càng nhanh càng tốt và nó có thể làm tổn thương bạn bởi những cái gai của nó. Những gai không hoàn toàn không có độc, nhưng chất nhờn mà chúng tạo ra khá độc hại.
Vì vậy, nếu bạn vô tình bị gai của Cá chạch lửa đâm, hãy nhanh chóng bôi một ít thuốc sát trùng lên vết thương. Nhưng tốt hơn hết là bạn nên cẩn thận với loài cá này và đừng chạm vào chúng bằng tay không.
Cách nuôi và chăm sóc Cá chạch lửa
Kích thước bể phù hợp cho Cá chạch đỏ
Mặc dù có lối sống khá đơn giản, nhưng thực tế Cá chạch lửa lại có kích thước lớn cùng khả năng săn mồi nên cũng có một số hạn chế trong việc nuôi Cá chạch lửa làm cảnh. Chúng cần ít nhất một bể thật rộng rãi với các “ông bạn” cùng bể đủ lớn để không coi là thức ăn cho chúng.
Để nuôi một chú Cá chạch lửa trưởng thành, bạn sẽ cần một bể lớn hơn 350 lít, với đáy bể được phủ một cát dày khoảng 5cm và một số nơi trú ẩn như hốc đá, chậu hoa rỗng,… Bên cạnh đó, bể cũng nên trồng một số cây thủy sinh, điều đó sẽ làm cho đáy có một chút bóng râm.
Thông số môi trường nuôi Cá chạch đỏ:
- Nhiệt độ nước: 24 – 28 độ C.
- pH: duy trì tròn khoảng 6,8 – 7,5.
- Độ cứng nước: không quá 15 độ.
Lưu ý, hệ thống lọc, sục khí và thay nước thường xuyên (¼ thể tích bể) để đảm bảo chất lượng nước.
Có thể nuôi Cá chạch đỏ với loài cá nào?
Thông thường, Cá chạch lửa khá nhút nhát và sẽ “phớt lờ” những anh bạn cùng bể nếu nó không thể ăn thịt chúng. Tuy nhiên các loài cá nhỏ hơn thì khác, Cá chạch đỏ sẽ ăn thịt toàn bộ.
Những loài cá có thể nuôi chung với Cá chạch lửa như: các loài Cichlid cỡ lớn (Tai tượng châu Phi, Kim cương đầu lân, Cá thần tiên hoặc cá Rồng và cá chình khủng long.
Fact: Nhìn chung Cá chạch lửa khá hung hăng với đồng loại của nó, nên tốt nhất là nuôi chúng một mình trong bể nhưng chúng cũng có thể “ông bạn” cùng bể kể trên.
Chế độ ăn của Cá chạch đỏ
Cá chạch lửa là loài cá ăn tạp. Chúng có thể ăn bất kỳ loại thức ăn sống nào (ví dụ: tubifex, trùng huyết, trùng chỉ, các loại cá nhỏ), thức ăn khô và đông lạnh.
Trong tự nhiên, Cá chạch đỏ là loài săn mồi và thường nhắm đến: ấu trùng côn trùng, giun, ốc sên và thậm chí cả cua nhỏ. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng hiếm khi ăn xác thực vật.
Cách nuôi Cá chạch lửa sinh sản
Phân biệt giới tính Cá chạch đỏ
Không có nhiều sự khác biệt về hình dáng bên ngoài giữa Cá chạch lửa đực và cái. Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt giới tính của chúng thông qua màu sắc và kích thước: Cá chạch lửa cái sẽ có màu sắc nhạt hơn, đồng thời kích thước lớn hơn vượt trội so với con đực.
Điều kiện để Cá chạch đỏ sinh sản
Cá chạch lửa là loài rất khó sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt nên việc ép sinh sản khá rắc rối. Bạn nên sử dụng một số loại thuốc tiêm nội tiết tố đặc biệt để kích thích chúng sinh sản, tuy nhiên việc này cũng không đảm bảo tỷ lệ sinh sản của chúng.
Cá chạch lửa bắt đầu sinh sản khi được hai tuổi. Để ép sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt, bạn sẽ cần một bể (có dung tích từ 400 lít trở lên) với một ống gốm trong đó hoặc một tấm lưới căng dưới đáy bể.
Các thông số nước trong bể sau đây là tối ưu cho quá trình sinh sản: nhiệt độ 28 – 29 độ C, độ cứng của nước khoảng 10 độ, pH từ 7,0 – 7,2. Để tạo khả năng sục khí và lọc mạnh trong bể, bạn nên đặt 4 vòi phun ở các góc bể khác nhau.
Trong thời gian này, cá bố mẹ nên được cho ăn thức ăn sống: trùng huyết, trùng chỉ, tubifex, ấu trùng côn trùng.
Quá trình sinh sản ở Cá chạch đỏ
Sau quá trình rượt đuổi nhau khắp bể, Cá chạch lửa đực sẽ kéo cá cái về lại gần ống sứ và Cá chạch đỏ cái tiến hành đẻ khoảng 50 trứng màu vàng nhạt (đường kính 3mm). Nhìn chung trong toàn bộ thời kỳ sinh sản, con cái đẻ từ 700 – 1000 quả trứng.
Khi quá trình sinh sản kết thúc, bạn nên vớt cá ra khỏi bể. Một phần ba lượng nước trong bể được thay mới bằng nước mới, ánh sáng được giảm xuống giá trị tối thiểu và trứng được xử lý bằng xanh metylen.
Giai đoạn ấp trứng kéo dài khoảng 48 – 72 giờ. Ấu trùng ngoại trừ túi noãn hoàng của chúng còn có một túi dạng hạt (có lẽ trong trường hợp thiếu oxy trong nước).
Sau 12 ngày, ấu trùng Cá chạch lửa bắt đầu kiếm ăn. Lúc này, Artemia có thể được sử dụng làm thức ăn đầu tiên cho chúng. Các phần thức ăn nhỏ nên được đặt ở một số nơi trong bể 5 – 6 lần một ngày.
Cá chạch lửa non lớn khá nhanh – trong tháng đầu tiên chúng dài khoảng 4,5cm và vào cuối tháng thứ hai dài khoảng 7cm. Khi nuôi cá con, bạn nên điều chỉnh bộ lọc để tránh chúng bị thương khi đến gần.
Thay nước hàng ngày (tối đa 10%) là điều bắt buộc. Để phòng ngừa, bạn nên khử trùng nước bằng xanh metylen (1-3 mg/l), kháng sinh (tối đa 10 mg/l). Các sản phẩm phụ trao đổi chất cũng như thức ăn thừa phải được loại bỏ càng nhanh càng tốt. Đó là lý do tại sao bể không có lót nền sẽ là tối ưu trong giai đoạn này.
Cá chạch lửa con cũng có thể thả vào bể cảnh có lớp nền đáy không quá 3cm. Khi đó, bạn phải lật mặt đáy ít nhất một lần trong một tháng.
Chỉ có thể sử dụng các bộ lọc dưới lớp sỏi trong trường hợp nếu đáy giả được lắp hoàn toàn và không có khe hở. Khi được hai tuần tuổi, những con non bắt đầu có màu – đầu tiên là những đốm và đường kẻ, sau đó cơ thể sẫm màu hơn.